Tác giả Tiến sĩ Jeff Mirus
Chúng ta muốn nên thánh, chúng ta phải cầu nguyện và hành động đến cùng. Nhưng nếu chúng ta chân thật và tự nhận biết mình, chúng ta cũng biết mình có quyền chọn lựa những con đường dẫn đến sự thánh thiện, chọn những điều congenial nhất với tích cách của chúng ta, và tránh những gì chúng ta thấy quá mệt mỏi hoặc thậm chí không thể chịu nổi. Vậy làm sao chúng ta biết mình có phát triển trên đường thánh thiện hay không?
Người ta thường phán đoán không đúng về mình, tôi không có ý nói làm ngơ sự giúp đỡ của một người hướng dẫn tâm linh tốt. Nhưng đa số chúng ta luôn phải dựa vào sự hiểu biết của mình cả về những gì có nghĩa là thánh thiện và xem chúng ta có tiến bộ trên con đường đó không. Nói chung, nếu chúng ta thúc ép niềm tin và lòng đạo hạnh của mình được giới hạn trong phạm vi Giáo hội quy định, nếu chúng ta cầu nguyện thường xuyên, và nếu chúng ta thực sự cố gằng nhận thức những điều nhắc nhở của Chúa Thánh Thần, chúng ta sẽ không quá sai lầm. Nhưng đôi khi chúng ta sẵn sàng “quên” một nửa những gì chúng ta kiểm tra.
Mới đây, trong số báo Homiletic & Pastoral Review (Tạp chí Giảng thuyết và Mục vụ), Lm Basil Cole có một bài với tựa đề “Đào tạo Tập sinh và Chủng sinh: 9 Dấu hiệu Phát triển Bền vững” (Formation of novices and seminarians: Nine signs of steady growth). Lm Cole, học giả Dòng Đa Minh và Bề trên có những bài viết mà tôi thấy vừa thú vị vừa hữu ích, cố gắng đưa ra một loạt các biểu hiện về phát triển tâm linh đối với người chuẩn bị tiến tới chức linh mục có thể được đánh giá. Đó là khí cụ khá tốt để đánh giá sự phát triển về sự thánh thiện, tạo các điểm điều chỉnh phù hợp đối với tình trạng mỗi người.
Đây là các hướng dẫn của Lm Cole, đơn giản hóa thành 9 câu hỏi, đưa ra các điểm chính mà chúng ta nên thành thật tìm kiếm sự phát triển liên tục:
1. Tôi có tập trung vào Chúa? Điều này diễn tả vấn đề là chúng ta có nghĩ mình là trung tâm vũ trụ hay không, lúc đó chúng ta có thể căng thẳng, tiêu cực và chỉ trích. Chúng ta thấy có tiến bộ nếu chúng ta dễ nhìn thấy điều tốt ở người khác, vui vẻ chấp nhận sự quan phòng của Thiên Chúa, và tin tưởng Ngài ngay khi gặp thử thách và cám dỗ.
2. Tôi có vui khi phục vụ người khác? Có nhiều khi chúng ta phải làm những điều trái ý, nhưng có lợi cho người khác. Chúng ta sẽ tiến bộ trong đức ái nếu chúng ta luôn sẵn sàng hành động, nhất là với lòng chân thành ước muốn để có lợi, nếu chúng ta vẫn ý thức và cầu nguyện ngay cả khi làm những việc mà chúng ta không thấy vui.
3. Tôi có ghét tội? Qua thời gian, nếu chúng ta phát triển về tâm linh, chúng ta sẽ càng thấy ghét tội, dù chỉ là tội nhẹ. Chúng ta sẽ phát triển mạnh mẽ để tránh mọi thứ – kể cả những thứ vô tội theo khách quan – điều có thể là chướng ngại vật đối với việc chúng ta kết hiệp với Thiên Chúa. Dĩ nhiên chúng ta sẽ tích cực tìm kiếm các tặng phẩm và hoa trái của Chúa Thánh Thần, điều này đối nghịch với tội lỗi.
4. Lương tâm của tôi có tinh tế? Điều này có quan hệ chặt chẽ và liên quan nhu cầu trở nên nhạy bén hơn trong việc nhận thức những gì làm mất lòng Chúa. Chẳng hạn, từ đầu chúng ta có thể muốn tránh tội ngoại tình (adultery) nhưng lại nghĩ tán tỉnh hoặc hôn vài cái thì chẳng là gì. Lúc đó, sự phát triển đòi hỏi chúng ta nhận thức rõ ràng hơn về thái độ tội lỗi. Rồi chúng ta sẽ cảnh giác tìm kiếm nhân đức, thậm chí chỉ trong tư tưởng, chúng ta cũng sẽ dễ phân biệt mức độ tội lỗi, giữa cơn cám dỗ và phạm tội.
5. Tôi có khiêm nhường? Theo Lm Basil, cảm giác khiêm nhường nghĩa là “phục tùng những gì Thiên Chúa muốn trong lúc đó, dù điều đó không được nhận biết”. Kiêu ngạo khiến chúng ta tính toán những gì chúng ta làm, cốt để làm tăng mức tiến bộ trước mặt người đời. Nhưng Thiên Chúa muốn chúng ta tự quy phục Ngài (personal surrender to Himself) và những người thể hiện Thánh Ý Ngài mọi nơi, mọi lúc.
6. Tôi có tin tưởng khi cầu nguyện? Nếu chúng ta muốn từ bỏ chính mình trong hoạt động, nhưng lại thấy mình không thoải mái sống riêng với Chúa trong sự tĩnh lặng của tâm hồn, chúng ta sẽ thụt lùi. Phát triển tâm linh được đánh dấu bằng việc sẵn sàng đặt mình trước mặt Chúa, dù chúng ta khô khan hoặc chia trí khi cầu nguyện.
7. Quyết định của tôi có phản ánh sự thật và khôn ngoan? Khi phát triển về tâm linh, chúng ta sẽ “thông thạo” hơn trong việc tìm kiếm lời khuyên, chúng ta cũng sẽ thêm khả năng tư vấn cho người khác, hoặc hành động mau mắn và chắc chắn. Chúng ta cũng sẽ phát triển về khả năng đánh giá mỗi tình huống đúng đắn, áp dụng các nhân đức đúng và giải quyết đúng đối với mỗi thử thách.
8. Tâm hồn tôi có bị phân chia? Nói đơn giản, vấn đề này đòi hỏi chúng ta có quan tâm nhiều và gắn bó với lòng khao khát Chúa hay không, hoặc chúng ta có phát triển cách đánh giá những điều tốt qua Thiên Chúa và nhờ Thiên Chúa hay không, qua mối quan hệ riêng với Ngài. Đặc biệt với những điều chúng ta thích, chúng ta sẽ cầu nguyện và hành động trong ánh sáng của Chúa Kitô.
9. Tôi có yêu mến giáo hội? Theo Lm Basil, “Giáo hội là Hiền thê tinh tuyền của Chúa Kitô mà Ngài đã trao ban chính Ngài và hồng ân cho những người bất toàn cần được thanh luyện và nhận thức tội lỗi”. Hằng ngày và mọi lúc, chúng ta sẽ cảm thấy yêu mến Giáo hội nhiều hơn bằng cả tâm hồn, dù Giáo hội vẫn còn những hoen ố trần tục. Nếu vậy, đó là dấu hiệu chắc chắn chúng ta đang tiến bộ trên đường thánh thiện.
Với tôi, điều này có vẻ những điểm tuyệt vời về việc tự đánh giá. Mỗi điểm là một khí cụ đối với việc phát triển đúng đắn. Quá trình trong mỗi điểm là chủ yếu nếu chúng ta mở rộng khả năng tối đa mà Thiên Chúa đã trao ban cho chúng ta để kết hiệp với Ngài.
TRẦM THIÊN THU (Chuyển ngữ từ CatholicCulture.org)
Nguồn: thanhlinh.net
Đăng nhận xét