GM Hoàng Đức Oanh: "Ban Tài Sản cùng với các Giáo phận và Dòng tu trao đổi và thoả thuận đi tới một danh sách phân thành 3 loại. Loại 1: Gồm các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Chiếm đoạt các cơ sở loại này cũng có nghĩa là cấm đạo! Có khác chi một con người bị chặt hết chân tay không còn hoạt động được! Loại này dứt khoát đòi lại, không có chuyện khoan nhượng!
TOÀ GIÁM MỤC KONTUM
Office of the Bishop - Diocese of Kontum
146 Trần Hưng Đạo - Kontum - Việt Nam
Số 17/VT/’12/tgmkt
Kontum ngày 15.02.2012
Kính gửi: Đức Cha Tôma Nguyễn văn Tân
Giám Mục Giáo Phận Vĩnh Long.
103 Đường 3/2. Tp Vĩnh Long.
Email: tgmvinhlong@gmail.com;
tomatan@gmail.com
Trọng kính Đức Cha,
Sống trên mảnh đất Tây Nguyên nhiều đặc thù, Giáo phận Kontum chúng con đã phải trải qua những năm tháng chiến tranh khốc liệt kéo theo bao hậu quả đau đớn. Đặc biệt từ 1972, hầu như các cơ sở của Giáo Hội phía bắc tỉnh Kontum đã bị chiến tranh tàn phá bình địa. Còn sau 1975, các cơ sở tôn giáo hầu như nằm trong tay quản lý của chính quyền. Có nơi thì mượn mà tới nay không trả như Trung tâm tình thương; có chỗ thì tịch thu như Trường đào tạo Yao phu Cuenot ở Kontum hay Nhà thờ Hiếu Đạo ở Pleiku. Chúng con đã hơn một lần đòi lại nhưng tới nay vẫn chưa có kết quả. Hình như chẳng ai có quyền hay dám giải quyết. Hình như “không ai bảo được ai”. Chẳng lẽ đấy là lề lối hành xử của chính quyền mới?Do đó, chúng con rất thông cảm với Đức Cha và Giáo phận Vĩnh Long khi hay biết chính quyền có chương trình biến chất Đại chủng viện Vĩnh Long mà không quan tâm tới nguyện vọng chính đáng của phía Giáo hội. Chắc hẳn dân rất bức xúc! Nỗi bức xúc đó ngày càng tăng, vì tài sản của Giáo hội hầu như dần dần bị biến dạng vô tội vạ!
Chuyện tài sản của người dân, cách riêng của các giáo hội, đã và đang làm khổ bao nhiêu người. Từ mọi phía. Nếu Giáo hội có lên tiếng đòi lại các cơ sở thuần túy tôn giáo và chính yếu, thì không chỉ “vì là tài sản vật chất”, mà còn vì cái “quyền tự do tôn giáo” cũng như vì quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng bị oan ức khắp nơi đã bị tước đoạt từng tấc đất tấc ruộng do mồ hôi xương máu đổ ra từ bao đời. Cụ thể và rõ ràng như vụ cưỡng chế tài sản của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn ngày 05.01.2012 vừa qua ở Tiên Lãng. Tạ ơn Chúa cám ơn gia đình Ông Đoàn Văn Vươn. Vụ việc này đã và còn đang thu hút sự quan ngại của thế giới cũng như của những người tha thiết đến quê hương đất nước này! Vụ việc này “mở mắt” được nhiều người!
Về chuyện đất đai tài sản của Giáo Hội, chúng con thiển nghĩ đã đến lúc giữa Giáo hội và Chính quyền cần ngồi lại giải quyết một lần sao cho nhẹ nhàng và tốt đẹp! Tội nghiệp cho nhiều người hôm nay phải gánh chịu những việc làm bất công của những người đi trước “đã nhẹ nhàng rũ tay và đáp bãi an toàn”. Nhiều tài sản đã bị “họ” “biến hóa”! Chúng ta có thể nghĩ tới mô hình Hiệp Ước Latran giữa Tòa Thánh và chính quyền Italia thời 1929 không? Giáo hội có thể đi bước trước? Có thể đưa ra một đề nghị gợi ý “một tiến trình ba bước” như sau được không?
* Bước 1 :
Có một Ban phụ trách tài sản của Giáo hội đi thu thập toàn bộ các cơ sở của Giáo hội hiện do Nhà Nước đang quản lý từ 1954.
Chuyện tài sản của người dân, cách riêng của các giáo hội, đã và đang làm khổ bao nhiêu người. Từ mọi phía. Nếu Giáo hội có lên tiếng đòi lại các cơ sở thuần túy tôn giáo và chính yếu, thì không chỉ “vì là tài sản vật chất”, mà còn vì cái “quyền tự do tôn giáo” cũng như vì quyền lợi của những người dân thấp cổ bé miệng bị oan ức khắp nơi đã bị tước đoạt từng tấc đất tấc ruộng do mồ hôi xương máu đổ ra từ bao đời. Cụ thể và rõ ràng như vụ cưỡng chế tài sản của gia đình Ông Đoàn Văn Vươn ngày 05.01.2012 vừa qua ở Tiên Lãng. Tạ ơn Chúa cám ơn gia đình Ông Đoàn Văn Vươn. Vụ việc này đã và còn đang thu hút sự quan ngại của thế giới cũng như của những người tha thiết đến quê hương đất nước này! Vụ việc này “mở mắt” được nhiều người!
Về chuyện đất đai tài sản của Giáo Hội, chúng con thiển nghĩ đã đến lúc giữa Giáo hội và Chính quyền cần ngồi lại giải quyết một lần sao cho nhẹ nhàng và tốt đẹp! Tội nghiệp cho nhiều người hôm nay phải gánh chịu những việc làm bất công của những người đi trước “đã nhẹ nhàng rũ tay và đáp bãi an toàn”. Nhiều tài sản đã bị “họ” “biến hóa”! Chúng ta có thể nghĩ tới mô hình Hiệp Ước Latran giữa Tòa Thánh và chính quyền Italia thời 1929 không? Giáo hội có thể đi bước trước? Có thể đưa ra một đề nghị gợi ý “một tiến trình ba bước” như sau được không?
* Bước 1 :
Có một Ban phụ trách tài sản của Giáo hội đi thu thập toàn bộ các cơ sở của Giáo hội hiện do Nhà Nước đang quản lý từ 1954.
Các Giáo phận, các Dòng tu lập danh sách này với đầy đủ chi tiết cần thiết như : cơ sở ban đầu là gì; ngày tiếp thu; sử dụng vào việc gì? Tiếp thu kiểu nào? Sau đó và nay đang sử dụng ra sao? Đề nghị cụ thể?
* Bước 2 :
Ban Tài Sản cùng với các Giáo phận và Dòng tu trao đổi và thoả thuận đi tới một danh sách phân thành 3 loại :
1) Loại 1: Gồm các chủng viện, tu viện, nhà thờ… Chiếm đoạt các cơ sở loại này cũng có nghĩa là cấm đạo! Có khác chi một con người bị chặt hết chân tay không còn hoạt động được! Loại này dứt khoát đòi lại, không có chuyện khoan nhượng!
2) Loại 2: Gồm các cơ sở giáo dục, từ thiện bác ái như trường học, bệnh viện, cô nhi viện… Loại này để chính quyền tiếp tục sử dụng theo đúng mục đích ban đầu. Nếu làm sai, tất cả các nơi đều lên tiếng phản ứng.
3) Loại 3: Là tất cả các tài sản khác như đất đai, ruộng vườn, … Giáo hội không đòi lại các cơ sở này và để phục vụ xã hội. Loại này có thể lên tới 60% tài sản của mỗi nơi.
* Bước 3 :
Ban Tài Sản sẽ trao cho chính quyền danh sách đã được thỏa thuận. Từ đó toàn thể Giáo hội Việt Nam sẽ có tiếng nói và phản ứng chung theo mục đích loại 1 và loại 2 trên đây. Không có phản ứng lẻ tẻ. Không còn phải nhìn ngó nhau. Như vậy Giáo hội đã mở lối thênh thang cho chính quyền bước tới. Như vậy sẽ tránh cho xã hội không còn phải bận tâm đối phó. Đó là một thể thức yêu Nước thiết thực và cụ thể.
Trọng kính Đức Cha,
Thay mặt toàn thể gia đình Giáo phận Kontum, chúng con hoàn toàn hiệp thông với Đức Cha và Quý Giáo phận trong việc đòi chính quyền Vĩnh Long giải quyết vụ việc có tình có lý theo đúng phép công bằng và đạo đức.
Hiệp thông trong niềm tin vào Thiên Chúa là Chủ lịch sử.
+ Micae Hoàng Đức Oanh
Giám mục Giáo phận Kontum.
Đăng nhận xét