frphamlong frphamlong Author
Title: Bài giảng của ĐGH Benedicto 16 trong lễ Bổn mạng Cu Ba
Author: frphamlong
Rating 5 of 5 Des:
Anh chị em thân mến, Cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha được đến với anh chị em và thực hiện được chuyến đi đầy mong đợi này. Cha chào đón Đức ...
Anh chị em thân mến,

Cha tạ ơn Thiên Chúa đã cho Cha được đến với anh chị em và thực hiện được chuyến đi đầy mong đợi này. Cha chào đón Đức Cha Dionisio García Ibanez, Tổng Giám Mục Santiago de Cuba, và Cha cám ơn ngài về những lời chào đón nồng nhiệt thay mặt cho tất cả mọi người. Cha chào các Giám Mục Cuba và những người đã đến từ những nơi khác, và các linh mục, các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và anh chị em giáo dân hiện diện trong buổi cử hành này. Cha cũng không quên tất cả những ai, vì bệnh tật, tuổi già, hoặc vì những lý do khác, không thể tham gia với chúng ta. Cha cũng chào đón các nhà chức trách dân sự đã muốn tham gia cùng chúng ta.


Đây là Thánh Lễ đầu tiên mà Cha vui mừng được cử hành trong chuyến viếng thăm mục vụ của Cha trên đất nước này, diễn ra trong bối cảnh của Năm Thánh Đức Mẹ được cử hành để vinh danh và tôn kính Đức Mẹ Bác Ái, Bổn Mạng của Cuba, nhân kỷ niệm 400 tìm thấy bức tượng đáng kính của Mẹ tại đất nước được chúc phúc này. Cha không thể quên những hy sinh và cống hiến để chuẩn bị cho Năm Thánh, đặc biệt trên phương diện siêu nhiên. Cha rất cảm động khi nghe nói đến lòng nhiệt thành mà rất nhiều người dân Cuba dành cho Đức Maria khi chào đón và khẩn cầu Mẹ trong suốt cuộc thánh du của Mẹ tại mọi miền của đảo quốc này.

Những sự kiện quan trọng này của Giáo Hội tại Cuba tỏa sáng đặc biệt hơn vì trùng với ngày toàn thể Giáo Hội Hoàn Vũ cử hành lễ Thiên Thần Truyền Tin cho Đức Trinh Nữ Maria. Mầu nhiệm Nhập Thể của Ngôi Hai Thiên Chúa là mầu nhiệm trung tâm của đức tin Kitô giáo, và trong đó Mẹ Maria chiếm vị trí rất quan trọng. Tuy nhiên, chúng tôi tự hỏi, đâu là ý nghĩa của mầu nhiệm này? Và, đâu là tầm quan trọng của mầu nhiệm ấy trong cuộc sống cụ thể của chúng ta?

Trước hết, chúng ta hãy xem mầu nhiệm Nhập Thể có ý nghĩa gì. Trong Tin Mừng của Thánh Luca, chúng ta nghe những lời của thiên sứ báo cho Đức Maria: "Thánh Thần sẽ ngự xuống trên Bà, và quyền năng của Đấng Tối Cao sẽ rợp bóng trên Bà, và con trẻ được sinh ra sẽ được gọi là thánh, là Con Thiên Chúa "(Lc 1:35). Trong Đức Maria, Con Thiên Chúa làm người, hoàn tất lời tiên tri của tiên tri Isaia: "Này, một trinh nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, và con trẻ sẽ được gọi là Emmanuel, nghĩa là 'Thiên Chúa ở cùng chúng ta" (Is. 7:14). Chúa Giêsu, Ngôi Lời làm người, thực sự là Thiên Chúa ở cùng chúng ta, là người đã đến sống giữa chúng ta để chia sẻ thân phận con người của chúng ta. Thánh Gioan Tông đồ trình bày mầu nhiệm ấy như sau: "Và Ngôi Lời đã hóa thành nhục thể và ở giữa chúng ta" (Ga 1:14). Thành ngữ, "đã hóa thành nhục thể" chỉ ra thực tại nhân loại của chúng ta một cách cụ thể và hữu hình nhất. Trong Chúa Kitô, Thiên Chúa đã thực sự đi vào thế giới, Ngài đã bước vào lịch sử của chúng ta, Ngài đã cư ngụ giữa chúng ta, và vì thế hoàn thành mong muốn sâu xa nhất của con người là thế giới này có thể thật sự trở thành một ngôi nhà xứng đáng của nhân loại. Mặt khác, khi Thiên Chúa bị gạt sang một bên, thế giới sẽ trở thành một nơi khắc nghiệt cho con người, và làm thất vọng ơn gọi chân thật của tạo hóa muốn biến thế giới này thành một không gian của giao ước cho lời “Xin Vâng” trước tình yêu giữa Thiên Chúa và phàm nhân nào đáp lại lời Ngài. Đức Maria đã làm như vậy như là hoa quả đầu tiên của các tín hữu với lời "Xin Vâng" không ngần ngại với Chúa.

Vì lý do này, khi suy niệm mầu nhiệm Nhập Thể, chúng ta không thể không hướng cái nhìn của chúng ta về Đức Mẹ với suy tư, lòng biết ơn, và tình yêu khi nhận ra Thiên Chúa đã đến trong thế giới như thế nào. Ngài đã muốn phụ thuộc vào lời xin vâng của một trong những tạo vật do Ngài tác thành. Chỉ khi Đức Trinh Nữ trả lời thiên sứ, "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thánh Thiên Thần Truyền" (Lc 1:38), Ngôi Lời Hằng Có Đời Đời của Chúa Cha mới bắt đầu sự tồn tại phàm nhân của mình. Thật là cảm động, khi thấy Thiên Chúa không chỉ tôn trọng tự do của con người mà thôi, nhưng Ngài đi xa đến độ thỉnh cầu tự do ấy. Và chúng ta cũng thấy sự khởi đầu của cuộc sống trần thế của Con Thiên Chúa được đánh dấu như thế nào bằng hai tiếng "Xin Vâng" trước kế hoạch cứu độ của Chúa Cha, đó là lời "Xin Vâng" của Chúa Kitô, và lời "Xin Vâng"của Đức Maria. Sự vâng phục Thiên Chúa này sẽ mở ra những cánh cửa của thế giới cho sự thật, và ơn cứu rỗi. Thiên Chúa đã tạo dựng chúng ta như hoa quả tình yêu vô biên của Ngài, do đó, sống phù hợp với thánh ý Chúa là cách thức để gặp được căn tính thật sự của chúng ta, sự thật về bản ngã của chúng ta, trong khi xa rời Thiên Chúa chúng ta tha hóa chính mình và rơi vào hư vô. Sự vâng phục của đức tin là tự do thực sự, là sự cứu chuộc thực sự, cho phép chúng ta kết hiệp với tình yêu của Chúa Giêsu trong quyết tâm của mình sống phù hợp với thánh ý Chúa Cha. Ơn cứu chuộc luôn luôn là quá trình nâng lên của ý chí con người muốn hoàn toàn hiệp thông với Thiên Chúa.

Anh chị em thân mến, trước cái nhìn trìu mến của Đức Mẹ Bác Ái Mỏ Đồng, tôi kêu gọi anh chị em hãy tăng cường đức tin anh chị em, để anh chị em có thể sống trong Chúa Kitô và cho Chúa Kitô, và trang bị cho mình lòng khoan dung, yêu chuộng hòa bình và hiểu biết, để anh chị em có thể phấn đấu xây dựng một xã hội đổi mới và cởi mở, một xã hội tốt hơn, xứng đáng hơn của nhân loại, và phản ánh đẹp hơn sự tốt lành của Thiên Chúa. Amen.



Vietcatholic.org
-------------------------------------------


March 27, 2012.

(Romereports.com) During the Mass in honor of the patroness of Cuba, Our Lady of Charity, Benedict XVI said he was “full of excitement knowing the fervor that Cubans had for the Virgin”.

Dear Brothers and Sisters,

I give thanks to God who has allowed me to come to you and to make this much anticipated trip. I greet Bishop Dionisio García Ibáñez, Archbishop of Santiago de Cuba, and I thank him for his warm words of welcome offered on behalf of everyone. I greet the Bishops of Cuba and those who have come from elsewhere, and the priests, religious men and women, seminarians and lay faithful present for this celebration. I cannot forget all those who, for reasons of illness, advanced age or for other motives, are not able to join us. I also greet the civil Authorities who have graciously wished to join us.

This first Holy Mass which I have the joy of celebrating during my pastoral visit to this country, takes place in the context of the Marian Jubilee Year called to honor and to venerate Our Lady of Charity of El Cobre, Patroness of Cuba, in this fourth centenary of the discovery and presence of her venerable statue in this blessed land. I cannot forget the sacrifices and the dedication with which this jubilee has been prepared, especially spiritually. I was deeply touched to hear of the fervor with which Mary has been welcomed and invoked by so many Cubans during her journey to every corner of the island.

These important events in the Church in Cuba take on a special luster because of the feast celebrated today throughout the universal Church: the Annunciation of the Lord to the Virgin Mary. The Incarnation of the Son of God is the central mystery of the Christian faith, and in it Mary occupies a central place. But, we ask, what is the meaning of this mystery? And, what importance does it have for our concrete lives?

First of all, let us see what the Incarnation means. In the Gospel of Saint Luke we heard the words of the angel to Mary: "The Holy Spirit will come upon you, and the power of the Most High will overshadow you; therefore the child to be born will be called holy, the Son of God" (Lk 1:35). In Mary, the Son of God is made man, fulfilling in this way the prophecy of Isaiah: "Behold, a young woman shall conceive and bear a son, and shall call his name Immanuel, which means ‘God-with-us’" (Is 7:14). Jesus, the Word made flesh, is truly God-with-us, who has come to live among us and to share our human condition. The Apostle Saint John expresses it in the following way: "And the Word became flesh and dwelt among us" (Jn 1:14). The expression, "became flesh" points to our human reality in most concrete and tangible way. In Christ, God has truly come into the world, he has entered into our history, he has set his dwelling among us, thus fulfilling the deepest desire of human beings that the world may truly become a home worthy of humanity. On the other hand, when God is put aside, the world becomes an inhospitable place for man, and frustrates creation’s true vocation to be a space for the covenant, for the "Yes" to the love between God and humanity who responds to him. Mary did so as the first fruit of believers with her unreserved "Yes" to the Lord.

For this reason, contemplating the mystery of the Incarnation, we cannot fail to turn our eyes to her so as to be filled with wonder, gratitude and love at seeing how our God, coming into the world, wished to depend upon the free consent of one of his creatures. Only from the moment when the Virgin responded to the angel, "Behold, I am the handmaid of the Lord; let it be to me according to your word" (Lk 1:38), did the eternal Word of the Father began his human existence in time. It is touching to see how God not only respects human freedom: he almost seems to require it. And we see also how the beginning of the earthly life of the Son of God was marked by a double "Yes" to the saving plan of the Father - that of Christ and that of Mary. This obedience to God is what opens the doors of the world to the truth, to salvation. God has created us as the fruit of his infinite love; hence, to live in accordance with his will is the way to encounter our genuine identity, the truth of our being, while apart from God we are alienated from ourselves and are hurled into the void. The obedience of faith is true liberty, authentic redemption, which allows us to unite ourselves to the love of Jesus in his determination to conform himself to the will of the Father. Redemption is always this process of the lifting up of the human will to full communion with the divine will (cf. Lectio Divina with the parish priests of Rome, 18 February 2010).

Dear brothers and sisters, today we praise the Most Holy Virgin for her faith, and with Saint Elizabeth we too say, "Blessed is she who believed" (Lk 1:45). As Saint Augustine said, Mary conceived Christ by faith in her heart before she conceived him physically in her womb; Mary believed and what she believed was came to be in her (cf. Sermo 215, 4: PL 38, 1074). Let us ask the Lord to strengthen our faith, to make it active and fruitful in love. Let us implore him that, like her, we may welcome the word of God into our hearts, and carry it out with docility and constancy.


The Virgin Mary, by her unique role in the mystery of Christ, represents the exemplar and model of the Church. The Church, like the Mother of Christ, is also called to embrace in herself the mystery of God who comes to live in her. Dear brothers and sisters, I know with what effort, boldness and self-sacrifice you work every day so that, in the concrete circumstances of your country, and at this moment in history, the Church will better present her true face as a place in which God draws near and encounters humanity. The Church, the living body of Christ, has the mission of prolonging on earth the salving presence of God, of opening the world to something greater than itself, to the love and the light of God. It is worth the effort, dear brothers and sisters, to devote your entire life to Christ, to grow in his friendship each day and to feel called to proclaim the beauty and the goodness of his life to every person, to all our brothers and sisters.

I encourage you in this task of sowing the word of God in the world and offering to everyone the true nourishment of the body of Christ. Easter is already approaching; let us determine to follow Jesus without fear or doubts on his journey to the Cross. May we accept with patience and faith whatever opposition or affliction may come, with the conviction that, in his Resurrection, he has crushed the power of evil which darkens everything, and has brought the dawn of a new world, the world of God, of light, of truth and happiness. The Lord will not fail to bless with abundant fruits the generosity of your commitment.

The mystery of the Incarnation, in which God draws near to us, also shows us the incomparable dignity of every human life. In his loving plan, from the beginning of creation, God has entrusted to the family founded on matrimony the most lofty mission of being the fundamental cell of society and an authentic domestic church. With this certainty, you, dear husbands and wives, are called to be, especially for your children, a real and visible sign of the love of Christ for the Church. Cuba needs the witness of your fidelity, your unity, your capacity to welcome human life, especially that of the weakest and most needy.

Dear brothers and sisters, before the gaze of Our Lady of Charity of El Cobre, I appeal to you to reinvigorate your faith, that you may live in Christ and for Christ, and armed with peace, forgiveness and understanding, that you may strive to build a renewed and open society, a better society, one more worthy of humanity, and which better reflects the goodness of God. 
Amen.

About Author

Advertisement

Đăng nhận xét

 
Top