trusovinh trusovinh Author
Title: Bài giảng lễ ĐTGM Leopoldo Girelli tại Nhà thờ Văn Hạnh
Author: trusovinh
Rating 5 of 5 Des:
Bài giảng lễ của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli tại Nhà thờ Văn Hạnh, Hà Tĩnh chiều ngày 4/12/2011 Anh chị em thân mến! Tôi rất vui sướn...



Bài giảng lễ
của Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli
tại Nhà thờ Văn Hạnh, Hà Tĩnh
chiều ngày 4/12/2011


Anh chị em thân mến!
Tôi rất vui sướng khi được hiện diện tại ngôi thánh đường Văn Hạnh để cử hành thánh lễ với anh chị em.
Cùng với giám mục của anh chị em, tôi có lời chào các linh mục, nữ tu và tất cả anh chị em hiện diện nơi đây.
Tôi vui mừng khôn xiết khi được thăm viếng giáo phận của anh chị em, và tôi cám ơn anh chị em vì sự đón tiếp nồng hậu đã dành cho tôi. Tôi biết rằng anh chị em chào đón tôi nồng nhiệt như thế không phải cho tôi, nhưng cho Đức Giáo Hoàng mà tôi là người đại diện của Ngài tại Việt Nam.
Đức Giáo hoàng Bênêđictô XVI rất gần gũi với anh chị em trong trái tim Ngài, trong lời cầu nguyện và trong tâm trí Ngài. Ngài nhắc nhở tôi khuyến khích anh chị em về lòng nhiệt thành và chứng tá Kitô hữu của anh chị em.
Trong bài Tin Mừng hôm nay, chúng ta vừa nghe những lời của Chúa Giêsu nói: “Tội con đã được tha”.
Câu chuyện chữa lành người bại liệt không chỉ nói với chúng ta vê một người được chữa lành khỏi bệnh tật cách đây hai ngàn năm như thế nào. Như toàn bộ Kinh Thánh, bài Tin Mừng này cũng dạy chúng ta về Thiên Chúa cứu độ chúng ta như thế nào.
Khi Chúa Giêsu nói với người bại liệt: “Tội con được tha”, các luật sỹ nói với nhau: “Chỉ có Thiên Chúa mới có thể tha tội”. Họ có lý: chỉ có Thiên Chúa mới có thể tha tội.
Vậy thì, tội lỗi và sự tha thứ của họ không thể thấy được đối với con mắt nhân loại. Vì thế, Chúa Giêsu cho đám đông thấy một phép lạ hiển nhiên để chứng tỏ rằng Ngài đã tha thứ các tội của người này. Ngài nói với người bại liệt: “Hãy đứng dậy, vác chõng và về nhà” và anh ta đã làm như vậy.
Chúa Giêsu không chỉ đơn thuần là đại diện của Thiên Chúa, là tiên tri, sứ giả hay là một dạng biểu tượng về Thiên Chúa, nhưng đúng hơn, Ngài chính là Thiên Chúa và từ đó Ngài là Thiên Chúa, Chúa Giêsu có quyền năng để tha thứ tội lỗi của chúng ta và cứu độ chúng ta.
Tuy nhiên, trong chuyện Tin Mừng hôm nay, chúng ta cũng học được rằng: Chúa Giêsu không làm việc một mình. Vì bệnh tật, người bại liệt không thể tự mình đến với Chúa.
Một cách tương tự, khi chúng ta bị bại liệt bởi tội, chúng ta không thể tự mình đến với Chúa Giêsu.
May mắn thay, người bại liệt có những người bạn tốt đã giúp anh đến với Chúa. Họ đã dỡ mái nhà nơi Chúa Giêsu đang giảng và thả người bại liệt nằm trên giường xuống.
Một chú giải về biến cố này là bốn người khiêng người bại liệt là biểu tượng của bốn Tin Mừng: Matthêu, Maccô, Luca và Gioan.
Nhờ câu chuyện này, phép lạ nhấn mạnh tầm quan trọng của Kinh Thánh khi Kinh Thánh đưa chúng ta đối diện với Đức Kitô.
Nhưng một chú giải khác đơn giản hơn đó là chúng ta giúp nhau để tìm kiếm ơn cứu độ. Những người bạn của người bại liệt lúc đó đã giúp anh trong hai cách: họ đã giúp anh bằng việc đưa anh đến với Chúa Giêsu. Nhưng, quan trọng hơn, khi thấy và nhận ra đức tin của họ, Chúa Giêsu đã tha thứ cho người bại liệt và thực hiện phép lạ trên anh.
Nay điều mà những người bạn của người bại liệt làm là những gì cha mẹ làm khi họ đưa con cái tới rửa tội: họ đưa con cái họ và đức tin họ chỉ cho con cái họ để được tự do khỏi tội nguyên tổ và để được nhận làm con cái Thiên Chúa.
Tuy nhiên, chúng ta cũng học được bài học khác từ Tin Mừng hôm nay.
Đức tin Công giáo không phải thuộc cá nhân chủ nghĩa. Chúng ta làm việc với nhau như một cộng đoàn. Nhờ công việc và hành động của chúng ta, chúng ta có thể hướng dẫn người khác tới Đức Kitô và lời cầu nguyện, hi sinh của chúng ta có thể giúp họ được cứu độ.
Vì thế, trong suốt Mùa Vọng này, chúng ta có thể cố gắng cầu nguyện và hi sinh cho các tội nhân, đặc biệt cho những ai bị bại liệt về tinh thần vì tội nặng.
Có lẽ chúng ta cũng cố gắng dành thời gian và giúp đỡ thực tiễn cho những ai đang tìm kiếm Đức Kitô và cần sự giúp đỡ chúng ta.
Những người bạn của người bại liệt là những nhà truyền giáo. Họ đưa anh tới gặp Đức Giêsu. Tương tự như thế, chúng ta có thể làm cho người bên cạnh chúng ta, trong giáo xứ này và xung quanh, khi mang Tin Mừng của Đức Giêsu đến cho họ.
Trở thành nhà truyền giáo có nghĩa là yêu mến Thiên Chúa với cả lòng mình, cả khi cần phải chết vì Ngài. Bao nhiêu linh mục, tu sỹ, giáo dân tại Việt Nam đã là chứng nhân hào hùng về tình yêu đó bằng sự tử vì đạo.
Trở thành nhà truyền giáo có nghĩa là gần gũi với những nhu cầu của mọi người. Đặc biệt là những người nghèo nhất và thiếu thốn nhất, vì những ai mang tình yêu của Chúa Kitô cho người khác thì không tìm kiếm tư lợi cho mình nhưng tìm kiếm vinh quang Thiên Chúa và thiện ích tha nhân.
Đó là bí quyết cho một sự truyền giáo hiện quả, là tìm kiếm các dân tộc khác biệt về truyền thống và điều kiện sống.
Như những người bạn của người bại liệt, chúng ta hãy là những thừa sai nhiệt thành tại đây, trên Đất Nước thân yêu của anh chị em.
Nguyện xin Đức Mẹ La Vang và các thánh tử đạo Việt Nam che chở Giáo Hội, Giáo hạt Văn Hạnh và Giáo phận Vinh. Amen.

+TGM Leopoldo Girelli
giaophanvinh.org

About Author

Advertisement

Đăng nhận xét

 
Top